So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

Hiện nay, 2 loại sơn phổ biến được áp dụng cho bề mặt kim loại chính là sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần. 2 loại sơn này có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng Surevina tìm hiểu về 2 dòng sơn này nhé

Đặc điểm của sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phầm

Sơn Tĩnh Điện

Sơn tĩnh điện là một phương pháp sơn công nghiệp hiện đại. Chúng sử dụng bột sơn chứa các thành phần chủ yếu như polymer hữu cơ, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia. Điểm đặc biệt của sơn tĩnh điện là nguyên lý hoạt động dựa trên điện từ. Khi bột sơn đi qua súng sơn sẽ tích điện dương và tạo liên kết với điện tích âm trên bề mặt vật liệu. Điều này giúp sơn bám dính tốt hơn và tạo ra lớp sơn có độ cứng và bền màu cao.

So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần
So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

Hiện nay, sơn tĩnh điện được chia thành bốn loại phổ biến: bóng (gloss), cát (texture), mờ (matt), và sần (wrinkle). Các loại sơn này có thể ứng dụng cho cả nội thất và ngoại thất. Sơn giúp bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi rỉ sét, hóa chất ăn mòn, và tăng cường độ bền. Tuy nhiên, sơn tĩnh điện chủ yếu phù hợp cho các bề mặt kim loại. Đôi khi chúng có thể gặp khó khăn khi áp dụng trên các vật liệu phi kim loại.

Sơn 2 Thành Phần

Sơn 2 thành phần là một loại sơn công nghiệp đặc biệt. Sơn bao gồm hai thành phần chính: chất đóng rắn và sơn phủ. Loại sơn này được thiết kế để chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt. Sơn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp yêu cầu cao về bảo vệ bề mặt. Sơn 2 thành phần nổi bật với khả năng chống rỉ sét, chống thấm, kháng hóa chất, chống nấm mốc, chống cháy, và chống trơn trượt.

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, sơn 2 thành phần đòi hỏi kỹ thuật sơn phức tạp và tốn nhiều thời gian thi công. Điều này khiến cho việc sử dụng sơn 2 thành phần trở nên thách thức hơn so với các loại sơn khác. Tuy nhiên, khi được thi công đúng cách, sơn 2 thành phần mang lại lớp phủ bề mặt cực kỳ bền bỉ. Sơn có khả năng bảo vệ tuyệt vời cho các công trình. Đặc biệt trong các môi trường có yêu cầu cao về độ bền và an toàn.

So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

2 loại sơn đều có tác dụng trang trí và bảo vệ bề mặt. Tuy nhiên 2 loại sơn sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Việc so sánh để lựa chọn loại sơn phù hợp sẽ mang đến chất lượng như mong muốn. Dưới đây là sự so sánh cơ bản của 2 loại sơn:

Phương Pháp Thi Công

Sơn Tĩnh Điện:

Sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ hiện đại. Sơn tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn tự động. Quy trình này dễ dàng và nhanh chóng nhờ vào sự tự động hóa và kỹ thuật tiên tiến. Khi bột sơn được phun qua súng, nó tích điện dương và bám chặt vào bề mặt vật liệu đã được nối đất, đảm bảo lớp sơn đều và bền.

So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần
So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

Sơn 2 Thành Phần:

Sơn 2 thành phần yêu cầu quá trình pha trộn tỉ mỉ giữa chất đóng rắn và sơn phủ. Việc này đòi hỏi người thi công phải nắm vững kỹ thuật pha trộn đúng tỷ lệ và quy trình. Pha sơn mất nhiều thời gian hơn so với sơn tĩnh điện. Sau khi pha trộn, sơn cần được thi công ngay để đảm bảo chất lượng.

Chất lượng sơn

Sơn Tĩnh Điện:

Sơn tĩnh điện không chứa dung môi hay hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, lượng sơn dư thừa có thể thu hồi lên đến 90%, giảm thiểu lãng phí và tác động môi trường. Tuy nhiên, sơn tĩnh điện bám chắc và khó thay đổi màu sơn sau khi hoàn thành.

So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần
So sánh sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần

Sơn 2 Thành Phần:

Sơn 2 thành phần chứa các hợp chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt khi hít phải. Việc sử dụng đòi hỏi phải có biện pháp bảo hộ thích hợp để tránh các rủi ro về sức khỏe. Mặc dù vậy, sơn 2 thành phần có khả năng chống chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt và cung cấp nhiều tùy chọn cho việc thi công các bề mặt khác nhau.

Giá thành

Sơn Tĩnh Điện:

Giá thành sơn tĩnh điện thường cao hơn sơn 2 thành phần do yêu cầu đầu tư vào máy móc và thiết bị như buồng sơn tĩnh điện, hệ thống sấy, súng phun sơn,… Chi phí ban đầu khá lớn nhưng bù lại, quy trình thi công tự động và hiệu quả hơn.

Sơn 2 Thành Phần:

Sơn 2 thành phần có giá thành thấp hơn và không yêu cầu đầu tư nhiều vào máy móc. Tuy nhiên, thời gian thi công và yêu cầu về kỹ thuật cao có thể làm tăng chi phí lao động.

Ứng dụng

Sơn Tĩnh Điện:

Sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ gia dụng đến công nghiệp, như sơn bàn ghế, khung võng, cửa, cổng, hàng rào, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, quạt công nghiệp. Đặc điểm bền màu và chống rỉ sét của sơn tĩnh điện làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm kim loại sử dụng trong và ngoài trời.

Sơn 2 Thành Phần:

Sơn 2 thành phần thường được sử dụng cho các kết cấu sắt thép phải chịu tác động mạnh của thời tiết, với các ứng dụng như sơn mạ kẽm, sơn sắt thép không mạ, sơn lót bảo vệ và xử lý khuyết điểm bề mặt kim loại, sơn chống rỉ. Với khả năng chống chịu tốt và đa dạng về loại bề mặt vật liệu, sơn 2 thành phần là lựa chọn phù hợp cho các công trình công nghiệp yêu cầu cao.

Trên đây là những thông tin so sánh giữa sơn tĩnh điện và sơn 2 thành phần. Hy vọng thông tin này bổ ích đến bạn.

Nếu bạn có nhu cầu sơn tĩnh điện, liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại:

Công ty TNHH SUREVINA

Địa chỉ: Bình Chuẩn 44, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

Hottline: 0765.721.721 – 0896.869.869

Email: sales@surevina.com

Website: https://surevina.com/

Fanpage: Surevina- Gia Công Sơn Tĩnh Điện

Liên hệ đặt lịch tư vấn ngay

0765.721.721
Liên hệ