5 Sự Cố Lỗi Sơn Tĩnh Điện Thường Gặp

Trong quá trình thi công sơn tĩnh điện không thể tránh khỏi những lỗi sự cố mà các nhà sơn thiếu kinh nghiệm có thể xảy đến. Hãy theo dõi ngay bài viết này tìm hiểu về 5 sự cố lỗi sơn tĩnh điện thường gặp và tìm ra cách khắc phục nhé.

1. Lỗi sơn tĩnh điện bị phồng rộp

Đây là một trong những sự cố phổ biến mà chúng ta thường gặp khi sơn bề mặt. Hiện tượng này có thể xuất hiện cả khi lớp sơn đã khô hoặc khi nó vẫn còn ở trạng thái lỏng. Nó có thể biểu hiện dưới dạng sơn bong tróc thành những hình dạng giống bán cầu khác nhau. Kích thước của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như độ bám dính của sơn, áp suất trong lớp sơn và cả áp suất của khí hoặc chất lỏng bên trong lớp sơn.

Lỗi sơn tĩnh điện bị phồng giộp
Lỗi sơn tĩnh điện bị phồng giộp

Có một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sơn bị phồng rộp:

  • Bề mặt bị ô nhiễm hoặc chứa các loại muối hòa tan hoặc chất bẩn bị kẹp giữa bề mặt và lớp sơn. Khi hơi ẩm bay hơi và thẩm thấu qua lớp sơn nó có thể hòa tan các muối tạo thành dung dịch có độ nồng độ cao, tạo áp suất bên trong lớp sơn và dẫn đến lớp sơn bong tróc. Hiện tượng này gọi là hiện tượng thẩm thấu.
  • Sự tồn tại của các chất bẩn trên bề mặt (như dầu, sáp, bụi bẩn…) có thể làm màng sơn không thể bám dính đúng cách. Hơi ẩm thường sẽ tập trung vào những vùng sơn mà độ bám dính yếu hơn. Từ đó gây ra hiện tượng sơn bong tróc khô.
  • Sự bay hơi không đều của dung môi khỏi lớp sơn cũng có thể gây ra lớp sơn bong tróc. Những chất bắt lại dung môi có thể làm gia tăng sự hấp thụ nước và hơi ẩm, dẫn đến việc lớp sơn bị lột.

2. Lỗi sơn tĩnh điện chảy

Sơn có thể chảy xuống và gây ra các vấn đề khi:

  • Lớp sơn quá dày do việc sử dụng súng phun sơn tĩnh điện mà phun sơn không đều. Khi lớp sơn quá dày, nó có thể trôi chảy và tạo ra các vùng sơn dày hơn trên bề mặt hoặc trong các khu vực góc. Khi lớp sơn này đã đóng rắn, nó có thể dẫn đến tình trạng sơn bong tróc hoặc gãy trên toàn bộ bề mặt mà có lớp sơn dày, làm giảm khả năng bảo vệ cho bề mặt thép.
  • Dung môi được thêm vào lớp sơn quá nhiều. Việc thêm quá nhiều dung môi có thể làm cho lớp sơn trở nên quá lỏng, dẫn đến hiện tượng sơn chảy. Điều này có thể tạo ra một lớp sơn mỏng và không đồng đều, làm mất đi tính bảo vệ cho bề mặt.
  • Súng phun sơn được đặt quá gần bề mặt sơn. Khi súng phun sơn tiếp xúc quá gần, lớp sơn có thể bị tạo thành một lớp dày và không đều trên bề mặt, dẫn đến sơn chảy sau khi ứng dụng. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng sơn không đủ bám dính và bảo vệ cho thép.

Những tình trạng trên cần được tránh để đảm bảo lớp sơn được áp dụng một cách đồng đều và đảm bảo tính bảo vệ cho bề mặt thép sau khi lớp sơn đã đóng rắn.

Lỗi sơn tĩnh điện chảy
Lỗi sơn tĩnh điện chảy

3. Lỗi sơn tĩnh điện tạo hố và lỗ chân lông

Việc sử dụng công nghệ phun sơn không đúng cách, bao gồm áp suất khí quá cao, tạo màng sơn quá mỏng, sử dụng gió quá mạnh (làm cho thông gió quá tốt). Hoặc sơn từ khoảng cách quá xa có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là “tạo hố.”

Để tránh hiện tượng này, quan trọng nhất là kiểm tra kỹ thiết bị phun sơn. Điều này đảm bảo rằng áp suất khí và kích thước của phễu phun là đúng. Hiện tượng tạo hố thường xuất hiện khi màng sơn quá dày và không khí bị kẹp trong lớp sơn. Khi không khí thoát ra khỏi lớp sơn, nó tạo ra những khe hở và lỗ trên bề mặt, gây ra hiện tượng tạo hố.

Nếu bạn đã gặp tình trạng tạo hố, bạn có thể tiến hành sơn lại bằng loại sơn phù hợp để lấp đầy các khe hở và tạo độ dày phù hợp. Tuy nhiên, nếu lớp sơn vẫn không đủ đẹp sau khi sơn lại. Bạn có thể cần tiến hành mài bề mặt và sơn lại theo quy trình bình thường.

Lỗi sơn tĩnh điện tạo hố và lỗ chân lông
Lỗi sơn tĩnh điện tạo hố và lỗ chân lông

4. Lỗi sơn tĩnh điện bị bong lên

Bề mặt sơn dưới bị bong lên là do dung môi mạnh của lớp sơn phủ trên khi mới áp dụng. Hiện tượng này gây ra nhăn trên bề mặt. Ví dụ, khi lớp phủ chứa xylen và lớp lót là alkyd chứa xăng, xylen trong lớp phủ sẽ hòa tan lớp dưới. Để khắc phục, cần làm sạch lại bề mặt và sơn lại bằng lớp sơn phù hợp.

Lỗi sơn tĩnh điện bị bong lên
Lỗi sơn tĩnh điện bị bong lên

5. Lỗi sơn tĩnh điện bị bóc thành từng mảng

Khi sơn bị mất độ bám giữa bề mặt và lớp sơn chúng sẽ gây nên hiện tượng bị bóc thành từng mảng. Nguyên nhân dẫn đến có thể kể tới như:

  • Bề mặt không đạt được độ làm sạch
  • Lớp lót và lớp giữa không tương hợp
  • Bề mặt sơn hoặc lớp sơn bị nhiễm bẩn
  • Quá thời gian đóng cứng của sơn
Lỗi sơn tĩnh điện bị bóc thành từng mảng
Lỗi sơn tĩnh điện bị bóc thành từng mảng

Lời kết

Trên đây là 5 sự cố sơn tĩnh điện thường gặp. Nếu bạn có nhu cầu xử lý các mặt hàng bị hư màu sơn, gia công sơn tĩnh điện, hãy liên hệ ngay Surevina để được tư vấn ngay cho bạn. Surevina nhận sửa chửa và cải thiện màu sắc. Với đội ngũ kỹ thuật viên và trang thiết bị tiên tiến, chúng tôi xử lý một cách tinh tế các mặt hàng gặp sự cố về sơn tĩnh điện. Hãy liên hệ chúng tôi ngay để được đảm bảo màu sắc của bạn đạt màu sắc và chất lượng hoàn hảo.

CÔNG TY TNHH SUREVINA
Bình Chuẩn 44, P. Bình Chuẩn, Tp.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0896.869.869 – 0931.155.155
Website: surevina.com

0765.721.721
Liên hệ