Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Làm sao có thể phun sơn tĩnh điện bền đẹp, không bị lỗi, tiết kiệm sơn? Cách sơn tĩnh điện ra sao? Hãy cùng Surevina tìm hiểu về cách sơn tĩnh điện ngay trong bài viết này nhé

Quy trình sơn tĩnh điện như thế nào?

Kỹ thuật phun sơn tĩnh điện cần đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và kinh nghiệm. Để có thể tạo ra những sản phẩm đẹp, mịn, khó bị trầy xước không phải là dễ. Điều này đòi hỏi người phải khéo léo, và trình độ thi công cao, cách sơn tĩnh điện đúng. Sơn tĩnh điện là quá trình được thực hiện qua nhiều bước khác nhau

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sản phẩm trước khi sơn. Bề mặt trước khi sơn được loại bỏ dầu mỡ công nghiệp, rỉ sét và các vết ố. Sử dụng các bể xử lý như bể CL, nước, axit tẩy rỉ sét, hóa chất định hình bề mặt và hóa chất photpho. Sản phẩm sơn tĩnh điện nên được bảo quản trong các rọ thép không gỉ và di chuyển qua các bể thông qua hệ thống palang điện.
  • Bước 2: Sấy khô sản phẩm đã được xử lý sạch trong lò sấy. Sau đó sản phẩm sẽ được treo lên dây chuyền để đưa vào lò.
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trước khi đưa lên băng tải và tiến hành phun sơn tĩnh điện. Lưu ý hướng phun sơn để đảm bảo an toàn cho nhân viên.
  • Bước 4: Sản phẩm đã sơn được đưa vào lò sấy một cách cẩn thận để tránh làm hỏng bề mặt đã sơn.
  • Bước 5: Hoàn thiện quá trình bằng việc kiểm tra sản phẩm sau khi sơn để đảm bảo chất lượng.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Cách sơn tĩnh điện hiệu quả, đúng kỹ thuật

Hiện nay, có ba dây chuyền chính được sử dụng trong việc gia công sơn tĩnh điện, bao gồm hệ thống tự động, bán tự động và thủ công. Trong số này, hệ thống sơn tĩnh điện bán tự động là phổ biến nhất.

Hệ thống sơn tĩnh điện tự động được thiết kế với sự tối ưu hóa. Chúng đã được lập trình trước cho từng loại sản phẩm. Với cách hoạt động này, chỉ cần treo sản phẩm lên băng tải, khởi động hệ thống và theo dõi quá trình đến khi nhận được sản phẩm hoàn thiện. Hãy cùng Surevina mách bạn cách sơn tĩnh điện hiệu quả, đúng kỹ thuật với từng quy trình.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Xác định chi tiết về màu sơn, loại sơn, mã sơn và hãng sơn trước khi tiến hành sơn.
  • Đọc và hiểu rõ hướng dẫn về yêu cầu về cách sơn, nhiệt độ và thời gian sấy sản phẩm sau khi sơn.
  • Trang bị đầy đủ và sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các dung môi trong quá trình xử lý bề mặt và khi phun sơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Bước 2: Xử lý bề mặt cần sơn

2.1 Kiểm tra và bảo quản hệ thống bể hóa chất xử lý bề mặt

  • Kiểm tra hệ thống bể để đảm bảo chúng chống ăn mòn, thường được xây dựng từ xi măng hoặc thép không gỉ và được phủ lớp nhựa composite.
  • Sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra nồng độ và chất lượng hóa chất trong bể trước khi sử dụng hoặc theo lịch trình định kỳ.
  • Loại bỏ các tạp chất khỏi bể.
  • Điều chỉnh hoặc thay thế hóa chất cần thiết để đảm bảo hiệu suất của bể.
  • Ghi chép tất cả các thông số đo lường và lịch trình kiểm tra để theo dõi và bảo trì chất lượng.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

2.2 Chuẩn bị và xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

  • Kiểm tra chất lượng bề mặt của sản phẩm để quyết định liệu sản phẩm cần ngâm tẩy dầu, axit, hoặc cả hai.
  • Phân loại sản phẩm dựa trên màu sắc, chất liệu, chất lượng bề mặt và loại sản phẩm để sắp xếp và xử lý hiệu quả.
  • Sắp xếp sản phẩm trong các rọ hoặc lồng làm từ thép không gỉ, đảm bảo không có khoảng trống, sản phẩm bị che khuất hoặc không tiếp xúc với không khí trong quá trình ngâm tẩy.
  • Di chuyển sản phẩm qua các bể hóa chất theo thứ tự sau:
    • Bể tẩy dầu mỡ (nếu sản phẩm dính dầu, ngâm 15 – 20 phút)
    • Bể axit tẩy rỉ sét (nếu sản phẩm bị gỉ sét, ngâm 15 – 20 phút)
    • Bể rửa nước sạch (1 – 2 lần)
    • Bể định hình bề mặt (1 – 2 phút)
    • Bể Photphat hóa bề mặt (ngâm khoảng 20 phút)
    • Bể thụ động hóa sản phẩm
    • Bể rửa nước sạch
  • Trong quá trình ngâm, nhấc lên và hạ sản phẩm 2-3 lần để loại bỏ tạp chất và cải thiện hiệu suất tẩy rửa.
  • Thời gian ngâm tẩy phụ thuộc vào chất lượng bề mặt, diện tích và chất lượng hóa chất, yêu cầu kinh nghiệm để đánh giá.

Bước 3: Sấy khô sản phẩm

  • Treo sản phẩm sao cho nước còn sót lại có thể chảy ra hoàn toàn, đảm bảo bề mặt khô và sạch.
  • Phơi khô sản phẩm có thể sử dụng quạt, ánh nắng mặt trời hoặc lò sấy. Trong đó, lò sấy là phương pháp tối ưu và nhanh chóng nhất:
    • Treo sản phẩm vào lò sấy.
    • Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sấy để đạt hiệu suất tốt nhất. Nhiệt độ thường không vượt quá 120 độ C, với thời gian từ 10 đến 15 phút. Các loại lò sấy thông thường là lò điện hồng ngoại hoặc lò gas.
  • Sau khi sấy và phơi khô, sản phẩm cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng đãng để tránh tiếp xúc với nước và hóa chất. Nếu sản phẩm không được sơn ngay lập tức, nên che đậy để ngăn bụi bẩn bám vào bề mặt.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Bước 4: Phun sơn

4.1 Tái sử dụng bột sơn

  • Thu hồi bột sơn cũ qua hệ thống thu hồi trong buồng sơn sử dụng Filter hoặc Cyclone.
  • Phân loại bột sơn theo màu và loại để đảm bảo chất lượng.
  • Đưa bột sơn thu hồi vào máy rây để loại bỏ tạp chất và cải thiện tính điện của bột.
  • Trộn bột cũ với bột mới ở tỉ lệ thích hợp (thông thường 1:1) để tái sử dụng.

4.2 Sắp xếp sản phẩm trong buồng phun

  • Kiểm tra bề mặt sản phẩm để chỉ sơn những sản phẩm đạt yêu cầu.
  • Treo sản phẩm lên băng tải.
  • Kiểm tra độ chắc chắn và khả năng dẫn điện của móc treo.
  • Đảm bảo không để lại dấu trên sản phẩm khi treo.
  • Xếp sản phẩm giống nhau cùng một lúc.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 100-200mm giữa các sản phẩm, tùy thuộc vào loại sản phẩm.
  • Sử dụng khí nén để xịt sạch bụi trên bề mặt, hướng xịt ra ngoài hoặc quay vào buồng sơn, tránh xịt vào mặt người.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

4.3 Quá trình phun sơn tĩnh điện

  • Kiểm tra tất cả thiết bị trước khi phun sơn như: súng sơn, vòi phun, nguồn điện, nguồn hơi, nguồn tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng, máy nén khí, máy tách ẩm…
  • Phun bột sơn lên sản phẩm, đảm bảo lượng bột cung cấp cho súng sơn luôn đủ.
  • Đối với súng sơn thủ công, khoảng cách từ súng đến vật cần sơn là 10-15cm, đối với súng tự động là 20-25cm.
  • Sơn theo thứ tự: góc cạnh trước trước, mặt phẳng sau. Sơn phía dưới trước, sau đó mới sơn phía trên.
  • Sau khi sơn, hạn chế di chuyển và chạm vào sản phẩm để tránh làm bay bong lớp bột sơn.

Bước 5: Sấy sơn

  • Đảm bảo lò sấy có khả năng cung cấp nhiệt độ đúng trong khoảng thời gian yêu cầu.
  • Đảm bảo lò có khả năng cách nhiệt tốt và kiểm soát nhiệt độ hiệu quả.
  • Sau khi phun sơn, sản phẩm sẽ được chuyển vào lò sấy qua băng tải.
  • Treo sản phẩm một cách chắc chắn và gọn gàng trong lò sấy.
  • Đảm bảo sản phẩm không tiếp xúc với bề mặt của nhau.
  • Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sấy theo hướng dẫn của nhà sản xuất bột sơn, loại sản phẩm và chất liệu.
  • Nhiệt độ sấy thường nằm trong khoảng 180 – 200 độ C.
  • Thời gian sấy thông thường là 30 phút, trong đó 20 phút đầu để lò sấy đạt nhiệt độ và 10 phút sau để ủ sản phẩm cho đến khi sơn chín đều.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Bước 6: Kiểm tra, đóng gói thành phẩm

Kiểm tra chất lượng và bám dính của sản phẩm sơn

Kiểm tra bề mặt sản phẩm:

  • Đánh giá màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ phủ và hiệu ứng bề mặt so với bảng màu sơn tĩnh điện và theo yêu cầu của khách hàng.

Cách kiểm tra chất lượng sơn:

  • Sơn quá sống – quá thiếu nhiệt: Lớp sơn sẽ có bề mặt sần sùi và độ bám dính kém.
  • Sơn hơi sống – hơi thiếu nhiệt: Lớp sơn sẽ có bề mặt quá bóng và độ bám dính kém.

Cách kiểm tra độ bám dính:

  • Sử dụng dao rọc giấy để vẽ những đường song song với khẩu độ 3 – 4mm, sau đó vẽ thêm các đường song song khác tạo với các đường ban đầu góc 30 độ, tạo thành các hình thoi.
  • Sử dụng một dải băng dính chất lượng dán lên bề mặt vừa được vẽ, sau đó lột ra để đánh giá mức độ bong tróc của vùng sơn.

Đóng gói và xử lý sản phẩm:

  • Đóng gói các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và loại bỏ sơn trên các sản phẩm không đạt yêu cầu để đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm cuối cùng.
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật
Cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật

Quy trình sơn tĩnh điện cho kim loại là một quy trình phức tạp và cần sự chính xác cao, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và sự kiểm soát tỉ mỉ. Nếu bạn cần thêm thông tin về dịch vụ gia công sơn tĩnh điện Surevina, quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua phần chat. Hoặc gọi ngay HOTLINE: 0896 869 869 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SUREVINA

Bình Chuẩn 44, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0765.721.721 – 0896.869.869

Email: sales@surevina.com

0765.721.721
Liên hệ